I. LỜI MỞ ĐẦU
Trong cuộc sống, mỗi một
người đều cần một không gian sống nhất định. Không gian này đòi hỏi phải đạt tiêu chuẩn
nhất định về các yếu tố môi trường, cảnh quan và xã hội.
Chúng ta đang bước vào
thiên niên kỉ thứ ba, con người cần có 2 nhu cầu chính yếu đó là: nhu cầu phát
triển và sản xuất sản phẩm để sinh tồn và nhu cầu giải quyết các phế phẩm làm
sạch môi trường do nhu cầu phát triển tạo ra.
Ngày nay với sự phát
triển mạnh của xã hội, điều đó đáp ứng được những nhu cầu của con người nhưng
qua đó cũng gây những tác động xấu đến môi trường đặc biệt là môi trường không
khí. Một trong những vấn đề nóng bỏng hiện nay là ô nhiễm không khí do bụi gây
nên.
Nói đến ô nhiễm không khí
do bụi, chắc hẳn mỗi người chúng ta ai cũng đã từng nghe, những hiểu biết và
tìm hiểu về bụi thì ít ai quan tâm. Bụi là thế nào? Nguyên nhân gây ra bụi là
gì, tác hại cũng như lợi ích của bụi, đặc biệt hiện trạng ô nhiễm không khí của
nước ta hiện nay như thế nào? Đây là những vấn đề cơ bản mà ta nên biết.
Nhóm chúng tôi lựa chọn
đề tài này mong sẽ thu thập thêm được nhiều thông tin bổ ích, tích lũy thêm
kiến thức cho bản thân và giúp mọi người hiểu nhiều hơn về sự ô nhiễm không khí
hiện nay.
Do trình độ và thời gian có hạn, bài tiểu luận
sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Mong thầy giáo và các bạn góp ý để bài
tiếu luận của chúng tôi được hoàn chỉnh. Cuối cùng chúng tôi xin chân thành cảm
ơn thầy Phạm Lê Nhân đã cho chúng tôi có thêm thông tin để
hoàn thành bài báo cáo này.
Các phân tử rắn thể rời rạc được tạo ra trong
quá trình nghiền, ngưng kết và các phản
ứng hóa học. Dưới tác dụng của dòng khí hoặc không khí cùng chuyển thành trạng
thái lơ lửng và trong cùng điều kiện nhất định chung tạo thành thứ vật chất mà
người ta gọi là bụi.
Bụi có các tính chất :
·
Tính
lắng của bụi
·
Tính
nhiễm điện
·
Tính
cháy nổ
·
Tính
lắng do nhiệt
Bụi có các loại sau:
·
Bụi
tự nhiên (bụi do động đất, núi lửa…).
·
Bụi
thực vật (như bụi gỗ, bong, bụi phấn hoa…)
·
Bụi
động vật (len, lông, tóc …)
·
Bụi
nhân tạo (nhựa hóa học, cao su, cement…)
·
Bụi
kim loại (sắt, đồng, chì…)
·
Bụi
hỗn hợp (do mài, đúc…)
·
Bụi
thô, cát bụi: gồm từ các hạt bụi, chất rắn có kích thướt hạt lớn hơn 75 µm).
·
Bụi:
các hạt chất rắn có kích thước nhỏ hơn bụi thô (5-75 µm) được hình thành từ các quá trình cơ
khí như nghiền, tán, đập…
·
Bụi
hô hấp là những hạt bụi có kích thước nhỏ hơn 10. Chúng có thể thâm nhập sâu
vào tận phổi trong quá trình hô hấp.
BẢNG 1.1 CÁC NGUỒN PHÁT
THẢI BỤI PHỔ BIẾN
CÔNG NGHIỆP
|
LOẠI BỤI
|
NGUỒN THẢI
|
Đúc gang
|
Bụi oxit sắt, khói, khói dầu và
khói kim loại.
|
Lò đứng, khu vực làm khuôn đúc, dỡ
khuôn.
|
Lọc dầu, thổi nhựa đường
|
Bụi xúc tác , tro, khói axit
sunfuric
|
Máy hoàn nguyên chất xúc tác , lò
đốt cặn bã, thổi không khí vào nhựa đường.
|
Xi măng
|
Bụi vôi và bụi xi măng
|
Lò nung, lò sấy, bộ phận làm nguộn,
làm khô, hệ thống chế biến vật liệu.
|
Giấy, bột giấy
|
Bụi hóa chất, sương
|
Lò tái sinh hóa chất, thùng nấu,
thùng nung vôi.
|
Sản xuất sắt thép
|
Bụi oxit sắt, khói
|
Lò gió, lò nấu thép,máy thiêu kết.
|
Pha trộn nhựa đường
|
Bụi thiêu kết
|
Máy sấy khô, hệ thống gia công vật
liệu.
|
Sản xuất axit: photphoric, sunfuric
|
Sương, bụi axit, sương axit
|
Các công đoạn gia công nhiệt, axit
hóa đá photphat,nghiền và chế biến nguyên liệu .
|
Luyện cốc
|
Bụi than, bụi cốc, hắc ín
|
Bộ phận cho nguyên liệu vào lò,
tháo lò, dập lửa, gia công vật liệu.
|
Sản xuất kính, sợi thủy tinh
|
Sương axit sunfuric, bụi vật liệu
thô, oxit kiềm, bụi nhựa
|
Khu vực xử lý vật liệu thô, lò nấu
thủy tinh,công đoạn chế tạo sợi thủy tinh.
|
Công nghệ cán bông
|
Sợi bông, bụi, khói
|
Máy cán bông, lò đốt phế liệu.
|
Chế biến cà phê
|
Phế liệu, sương dầu, bụi tro cà phê
|
Máy rang, xay cà phê, máy sấy
khô, lò đốt khí thải, bộ phận làm
nguội, kho chứa phế liệu.
|
Sản xuất xà phòng chất tẩy
|
Bụi chất tẩy
|
Máy phun làm khô, hệ thống gia công
vật liệu thô và sản phẩm.
|
Sán xuất thạch cao
|
Bụi sản phẩm
|
Lò nung, máy làm khô, hệ thống
nghiền và gia công nguyên liệu.
|
Công nghệ làm sạch than
|
Bụi than
|
Máy làm khô than sau khi rửa.
|
Ngoài ra, còn có bụi đường phố bắt
nguồn từ giao thông, bụi phân bón, bụi lúa, bụi thức ăn gia súc….bắt nguồn từ
nông nghiệp.
Bụi gây ô nhiểm khí
quyển, ảnh hưởng tới cân bằng sinh thái, là nguồn gốc gây nên sương mù, cản trở
phản xạ của mặt trời. Ô nhiễm bụi làm thay đổi pH trên bề mặt trái đất (tro bụi
có tính kiềm) và tích tụ các chất độc( kim loại nặng, các PAH ngưng tụ…) trên
bề mặt thực vật và cây trồng.
- Đối với sức khỏe:
Bụi là tác nhân mang vi
khuẩn, virus, nấm mốc vào cơ thể người. Người hít phải bụi dễ mắc các bệnh
đường ruột, hô hấp, tim mạch, thần kinh,…Vì vậy mức độ ô nhiễm tỷ lệ thuận với
nguy cơ, số lượng mắc bệnh tật ở người.
Theo số liệu của báo cáo
môi trường quốc gia 2010 cho thấy thiệt hại kinh tế do gia tăng bệnh tật đường
hô hấp ở Hà Nội tính trung bình là 1.538 đồng/người/ngày, ở TP Hồ Chí Minh là 729
đồng/người/ngày ( ở Hà Nội có tỷ lệ bị bệnh đường hô hấp lớn hơn vì ô nhiễm
không khí lớn hơn kết hợp với sự thay đổi thời tiết mạnh hơn, đặc biệt là mùa
đông và các tháng thay đổi mùa). Nếu tính chung 3 triệu dân nội thành Hà Nội
thì mỗi ngày Hà Nội bị thiệt hại kinh tế do ô nhiễm không khí là 4 tỷ 614 triệu
đồng.
Tuy nhiên, nhờ có hệ
thống hô hấp mà ta có thể cản và loại trừ được 90% bụi có kích thước trên 5µ. Các loại bụi nhỏ dưới 5µ có theo không khí thở vào đến tận phế nang, ở đây
cũng được các lớp niêm dịch và đại thực bào ăn và loại ra được khoảng 90% hạt
bụi ở phổi. Số bụi còn lại đọng ở đường hô hấp trên có thể gây ra nhiều bệnh
như bệnh đường hô hấp, bệnh hen suyễn, viêm cuốn phổi, bệnh khí thũng, bệnh
viêm cơ phổi, trước hết là dạng bệnh phổi nhiễm bụi.
+ Bệnh
phổi nhiễm bụi:
Là một vấn đề lớn trong bệnh lý nghề
nghiệp, trong khoảng vài chục năm trở lại đây, chiếm khoảng 40-70% bệnh nghề
nghiệp nội thương. Vài số liệu thông kê cho ta thấy rõ tính chất trầm trọng của
căn bệnh này.
Ở Mỹ, từ 1950-1955 đã phát hiện được
12.763 công nhân bị mắc bệnh phổi nhiễm bụi đá(silicose), có 75% bệnh nhân tuổi
hơn 50.
Ở Việt Nam qua điều tra thấy thợ mỏ tỷ lệ
mắc bệnh phổi nhiễm bụi than và đá là 0,7-3,5%, thợ lò gạch chịu lửa ở Thanh
Trì và Cầu Đuống mắc silicose từ 10,2-12,9%, thợ làm fibrocement nhiễm bụi
amiant là 5,5%.Moo.
Một số điều
tra gần đây cho thấy tỉ lệ bệnh bụi phổi Silic ở miền Trung là 14,08% (N. N.
Cảnh và ctv, 1992). Trong ngành đúc cơ khí, tỉ lệ này ở Việt nam lên đến 40%
(N.V. Hoài và ctv, 1992).
Bệnh bụi phổi
gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong.
Khác với
các loại bệnh thông thường như bụi đất, cát hay bụi gỗ thường chỉ gây hiện
tượng là tắc nghẽn phế quản, tắc nghẽn các đường thông khí trong phổi hoặc làm
bẩm bề mặt các phế nang. Nhưng riêng bụi có chứa tỉ lệ Dioxid Silic tự do( loại
bụi này không tồn tại dưới dạng phân tử mà tồn tại dưới dạng tinh thể) cao
trong không khí sẽ gây tổn thương phổi.
Loại bụi
này khi tấn công vào phổi sẽ gây ra những vết thương, sau đó tạo thành những vết
chai trên phổi tạo điều kiện cho các vi trùng có nguy cơ bội nhiễm các loại vi
trùng khác như lao, vi trùng về viêm phổi, viêm phế quản theo những tổn thương
trên bề mặt phổi. Một trong những đặc điểm của bệnh phổi là không thể phục hồi
được khi đã nhiễm bệnh mà chỉ có thể chữa trị triệu chứng, giúp bệnh nhân bớt
khó thở, bớt ho, nhiễm trùng ( nếu có). Về lâu dài khi bệnh nhân bị suy hô hấp
nặng phải hỗ trợ thở oxy.
+ Các bệnh khác do bụi gây ra:
Ngoài xâm
nhập đường hô hấp, bụi còn văng vào mắt gây xốn, cộm, khó chịu, thậm chí bị
trầy xước giác mạc.Trường hợp bụi có mang mầm bệnh thì nạn nhân dễ bị viêm
nhiễm mắt, mắt đỏ, có ghèn.
Bụi kiềm
hoặc bụi axit có thể gây ra bỏng giác mạc, để lại sẹo lớn làm giảm thị lực hoặc
mù mắt. Bụi kim loại như phoi bào, phoi tiện bắn vào mắt gây ra các vết thương
trên màng tiếp hợp và có thể tổn thương giác mạc, về sau để lại vết sẹo làm
giảm thị lực, nặng hơn có thể làm mù mắt.
Ô nhiễm bụi
có thể khiếm tim ngừng đột ngột, tăng huyết áp và việc tăng khối lượng bụi
trong không khí dẫn đến sự gia tăng của 4-10% các trường hợp làm tim ngừng đập
ngoài bệnh viện.
Bụi còn gây
ô nhiễm thực phẩm ở các quán ven đường, cơ sở thức ăn đường phố, gánh hang
rong…nếu không được bảo quản tốt.Trong bui có lẫn nhiều loại mầm bệnh có thể
gây hại cho đường tiêu hóa như: bệnh tiêu chảy cấp, kiết lỵ. tả, thương hàn,
giun sán…
Bệnh ngoài da:
Bụi đồng có
thể gây nhiễm khuẩn da rất khó chữa.
Bụi còn tác
động lên các tuyến nhờn, làm khô da, phát sinh các bệnh da như: trừng cá ,viêm
da, gặp ở công nhân đốt lò hơi, thợ máy, sản xuất xi măng,sành sứ…
Bụi còn
kích thích lên da, sinh mụn nhọt, lở loét như bụi vôi, thiếc , dược phẩm, thuốc
trừ sâu, đường.
- Đối với
môi trường lao động:
Bụi dễ gây
cháy nổ, thông thường khi nói đến cháy nổ chúng ta chỉ sợ sự cháy nổ của các chất
khí hay lỏng mà coi thường sự cháy nổ của vật rắn.Tuy nhiên các hiện tượng cháy
nổ do bụi gây ra thường mãnh liệt vì chúng ta không có đề phòng và coi thường
sự nguy hiểm của nó.
Hình
1.1 : Vụ cháy đe dọa cuộc sống của hang
ngàn người do gây ra khói,bụi độc hại. Đã có ít nhất 350 người quanh đó phỉa đi
sơ tán. Điều may mắn là không thiệt hại nào về người trong thảm họa này.
- Đối với
quá trình sản xuất kinh doanh:
Kẹt máy, hỏng
máy vì khi mà bụi bẩn bám đầy trên các linh kiện là môi trường tốt dẫn cho hơi
nước và các dung dịch ẩm bám vào, mà độ ẩm là kẻ thù của tất cả các linh kiện
điện tử, nhẹ thì gây hư hỏng thiết bị đó, nặng hơn có thể là nguyên nhân gây ra
chập điện, cháy nổ cực kỳ nguy hiểm.
Một số lọai
bụi khi tiếp xúc với các thiết bị, đồ vật bằng kim loại trong không khí sẽ gây
ăn mòn các đồ vật hoặc thiết bị trên, đặc biệt là trong môi trường nóng ẩm như
khí hậu nước ta.
- Đối với
chất lượng sản phẩm:
Trong quá
trình sản xuất bánh kẹo, đồ ăn, nước uống….Khi có lẫn bụi làm cho chất lượng
sản phẩm giảm xuống.
- Đối với
khí hậu:
Theo một
nghiên cứu mới công bố, tình trạng ô nhiễm ở trạng thái bụi khói dài hạn ảnh
hưởng tới quá trình hình thành mây và lượng mưa, khiến các điều kiện thời tiết
khắc nghiệt trầm trọng thêm.
Hình 1.2 : Ảnh hưởng của bụi đối với khí hậu
Thông thường, bụi rất có hại đối với chúng ta. Nhưng đó chỉ là một
mặt của vấn đề. Bụi cũng rất hữu ích đối với chúng ta.
Điều hữu dụng lớn nhất của các phân tử
bụi là chúng giúp cho việc tạo ra mưa. Hơi nước ở trong mây đọng lại trên các
phân tử bụi tạo ra những giọt mưa rơi xuống mặt đất. Nếu thiếu các phân tử bụi,
thì việc tạo mưa có thể bị đình chỉ lại. Tương tự, sương ban mai, sương mù
v.v... cũng được hình thành như vậy vì có hiện diện của các phân tử bụi trong
không khí rải rác đủ mọi hướng dưới ánh sang mạt trời nên trời mờ mờ tối khoảng
từ một đến hai tiếng đồng hồ sau khi mặt trời lặn. Trời ánh hồng vào lúc bình
minh và hoàng hôn là do bởi các phân tử bụi và hơi nước. Ánh tà dương đẹp lộng
lẫy mà ta thấy cũng do những phân tử bụi này tạo nên. Do đó, ta thấy rằng những
phân tử bụi mà người ta cho là hoàn toàn có hại, thì rất hữu ích trong thực tế.
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ
BỤI Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Hiện nay, vấn đề ô nhiễm
môi trường không khí, đặc biệt tại các đô thị không chỉ còn là vấn đề riêng lẻ
của một quốc gia hay một khu vực mà nó đã trở thành vấn đề toàn cầu.Thực trạng
phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đã
có những tác động lớn đến môi trường, đã làm cho môi trường sống của con người
bị thay đổi và ngày càng trở nên tồi tệ hơn.Những năm gần đây nhân loại đã phải
quan tâm nhiều đến vấn đề ô nhiễm môi trường không khí như sự biến đổi khí
hậu-nóng lên toàn cầu, sự suy giảm tầng ozon và mưa axit. Ở Việt Nam ô
nhiễm không khí đang là một vấn đề bức xúc đối với môi trường đô thị, công
nghiệp và các làng nghề.
Hiện trong không khí có
rất nhiều chất gây ô nhiễm như bụi, khí CO, SO2,NOX, chất
benzene gây ung thư…Trong đó, lượng bụi là cao nhất. Thật ra, bụi rất độc bởi
chứa hợp chất thơm đa vòng gây ung thư,và còn nhiều hợp chất nguy hiểm khác
chưa được xác định. Đặc biệt, bụi càng nhỏ càng độc hại bởi dễ chui sâu vào
phổi như bụi mịn(PM 2,5-bụi khí dưới 2,5 micron), ở Việt Nam chưa áp dụng chỉ tiêu đối với
bụi mịn. Mỹ đặt giới hạn 35 microgram/m3, trong khi tổ chức y tế thế
giới (WHO) còn đặt tiêu chuẩn thấp hơn là 25 microgram/m3. Theo khảo
sát của AIT, lượng bụi mịn trong không khí tại Hà Nội và TPHCM cao hơn các tiêu
chuẩn này nhiều lần, cao nhất lên đến hơn 100 microgram/m3, còn
trung bình cũng trên 50 microgram/m3.
Sau đây là các tiêu chuẩn
ở Việt Nam, tai hầu hết các khu vực của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, nồng
độ bụi PM10
các năm gần đây đều vượt quy chuẩn cho phép (50 µg/m3 ).
Biểu đồ 2.1: Diễn biến nồng độ bụi PM10 trung bình năm trong không khí
xung quanh một số đô thị từ năm 2005 đến 2009.
Theo cục kiểm soát ô
nhiễm, Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, hầu hết không khí tại các thành phố lớn ở
Việt Nam bị ô nhiễm bụi trầm trọng.Trong đó, mức độ ô nhiễm không khí của TP Hà
Nội đã lên đến mức báo động, chất lượng môi trường không khí đang suy giảm, bụi
đang có chiều hướng gia tăng. Ô nhiễm tại Hà Nội đã vượt quy chuẩn cho phép,
chủ yếu là hàm lượng bụi cao hơn 1-2 lần tiêu chuẩn đưa ra.Chính điều này đã
khiến cho Hà Nội trở thành một trong những thành phố ô nhiễm nhất châu Á.
Hình 2.1: Ô nhiễm khói bụi ở Hà Nội
Các tác nhân gây ô nhiễm không khí bao gồm hoạt động giao
thông vận tải, công nghiệp, hoạt động xây dựng, hoạt động sản sinh năng lượng,
xử lý chất thải và hoạt động sinh hoạt của người dân. Trong đó, 70% nguyên nhân
gây ra ô nhiễm không khí tại Hà Nội là từ hoạt động giao thông, xe máy và ô tô
là 2 phương tiện góp tỷ lệ cao trong .
Cùng với quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa, phương
tiện giao thông cơ giới ở nước ta tăng lên rất nhanh, đặc biệt là ở các đô
thị.Trước năm 1980 khoảng 80-90% dân đô thị đi lại bằng xe đạp, ngày nay, ngược
lại khoảng 80% dân đô thị đi lại bằng xe máy, xe ô tô con. Nguồn thải từ giao
thông vận tải đã trở thành một nguồn gây ô nhiễm chính đối với môi trường không
khí ở đô thị, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải
Phòng, Đà Nẵng. Theo đánh giá của chuyên gia môi trường, ô nhiễm không khí ở đô
thị do giao thông vận tải gây ra chiếm tỷ lệ khoảng 70%.
Theo số liệu của Phòng Cảnh Sát giao thông Hà Nội, năm 1990
có 342.22 xe ô tô, năm 1995 có 60.231 xe, năm 2000 có 130.746 xe tham gia giao
thông. Như vậy sau 10 năm số lượng ô tô ở Hà Nội tăng lên gần 4 lần.Về xe máy ở
Hà Nội năm 1996 mới có khoảng 600.000 xe máy, năm 2001 gần 1 triệu, năm 2002
tăng tới hơn 1,3 triệu xe máy, bình quân khoảng 1 xe máy/2 người dân. Ở TP Hồ
Chí Minh năm 1997 mới có khoảng 1,2 triệu xe máy, năm 2001 gần 2 triệu xe, năm
2002 gần 2,5 triệu xe máy. Bình quân số lượng xe máy ở các đô thị nước ta mỗi
năm tăng khoảng 15-18%, số lượng xe ô tô mỗi năm tăng khoảng 8-10%.
Biểu
đồ 2.2: Số lượng ô tô và xe máy hoạt động
hàng năm của Việt Nam
Bên cạnh đó, chất lượng các phương tiện giao thông cũng như
ý thức người dân khi tham gia giao thông là nguyên nhân làm tăng nồng độ chất ô
nhiễm. Hàng loạt các yếu tố như: quá cũ, hay qua thời gian sử dụng, hệ thống
thải không đạt yêu cầu, lượng khí thải không đảm bảo tiêu chuẩn thải… Theo con
số thống kê tại bốn địa điểm là khu vực Đuôi Cá, đờ sụng Hồng, đường Láng- Ha
Lạc và chân cầu Thăng Long có đến 95% số xe tải chở vật liệu xây dựng không bảo
đảm yêu cầu vệ sinh như thùng xe khung lớn, không có nắp đậy, chở vật liệu quá lượng
cho phép.
Hình 2.2 : Nguồn gây ra ô nhiễm là giao thông
Hà Nội đang là đại công
trường lớn, các hoạt động xây dựng, cải tạo, đô thị hóa diễn ra mạnh mẽ. Hiện
nay trên địa bàn thành phố luôn có hơn 1.000 công trình lớn nhỏ được thi công.
Trong đó có đến hàng chục dự án cải tạo, xây dựng các tuyến giao thông, các khu
đô thị mới, quy mô lớn, thời gian thi công kéo dài hàng năm, gây ô nhiễm bụi cả
khu vực rộng lớn. Kéo theo đó là lượng phương tiện chuyên chở vật liệu xây
dựng, đất đai, cát, xi măng ngày càng gia tăng. Thời gian thi công mỗi dự án,
công trình thường kéo dài, hơn nữa ý thức của các nhà đầu tư trong việc
giữ gìn, bảo vệ môi trường chưa cao…Từ
đó, tình trạng đào đường, thi công các công trình cơ sở hạ tầng để bùn đất tràn
ra đường, thời tiết nắng nóng và xe cộ phát tán lượng bùn đất này vào không khí
khiến tình trạng ô nhiễm bụi lơ lửng tăng cao .
Trên các tuyến phố như
Phạm Hựng, Lỏng-Hũa Lach, Nguyễn Trãi… các phương tiện vận chuyển chất thải,
phế thải, vật liệu xây dựng không hề được che chắn đúng quy định, các xe chở
cát, sỏi phế liệu không được rửa sạch nước khi rời khỏi bãi tập kết làm rơi rới
ra đường. Ngoài ra, mỗi tháng cứ khoảng 10.000 m2 đường bị đào bới
để thi công các công trình hạ tầng kỹ thuật. Thành phố hiện nay có khoảng hơn
300 điểm tập trung buôn bán vật liệu xây dựng. Mà phần lớn những điễm buôn bán
không có đủ điều kiện kinh doanh bảo đảm vệ sinh môi trường, diện tích nhỏ hẹp,
không có hang rào che chắn, thường sử dụng vỉa hè làm nơi tập kết vật liệu, vì
vậy luôn phát tán bụi vào môi trường. Tất cả những nguyên nhân trên khiến cho
tình trạng ô nhiễm bui ngày càng tăng.
Thêm vào đó, ở Hà Nội,
hoạt động của các làng nghề như gốm Bát Tràng, Triều Khỳc…, các cơ sở tiểu thủ
công nghiệp nằm rải rác khắp góc ngỏ xóm, khu dân cư (đặc biệt là khu vực ngoại
thành) cũng gây ra những ảnh hưởng không nhỏ. Hiện nay, không khí ở nhiều làng
nghề đang bị ô nhiễm ở mức báo động. Bên cạnh đó, nhân tố chủ quan là do ý thức
của người dân trong sinh hoạt còn rất kém. Vứt rác bừa bãi, tụ tập rác không
đúng nơi quy định, không được
thu gom hết, đường xá mất vệ sinh, tồn đọng lớp bụi dày trên mặt đường, xe chạy
cuốn bụi lên và khuyếch tán bụi ra khắp phố phường. làm cho môi trường không khí bị ô
nhiễm nặng, cho vi khuẩn, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân. Tất cả các
hoạt động này gây ra những khó khăn cho việc kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm
môi trường không khí của thành phố.
CHƯƠNG III : BIỆN PHÁP PHÒNG VÀ CHÓNG Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ TỪ BỤI.
Nguồn bụi từ các nhà máy thải ra cũng như các hoạt động của con
người rất đa dạng cho nên phương pháp và thiết bị lọc bụi sẽ được cân nhắc và
lựa chọn đối với từng loại hình sản xuất dựa trên nồng độ bụi, tính chất lý hóa
của bụi như: mật độ thực, tính phân tán, tính bám dính và mài mòn, tính hút ẩm,
tính hòa tan…, tính chất của dòng khí như: lưu lượng thể tích, lưu lượng khối
lượng, độ bụi, nhiệt độ, áp suất, độ ẩm…, nhu cầu tuần hoàn không khí. Từ đó, lọc
sạch bụi trong không khí chia thành 3 cấp:
- Làm sạch : chỉ giữ
được các hạt bụi có kích thước >100mm, cấp lọc này thường để lọc sơ bộ.
- Làm sạch trung bình:
không chỉ giữ được các hạt to mà còn giữ được các hạt nhỏ, nồng độ bụi sau
khi lọc khoảng 30-50 µg/m3.
- Làm sạch tinh: có thể lọc được các hạt bụi nhỏ
hơn 10mm, với hiệu suất cao, nồng độ bụi sau khi lọc còn 1-3 µg/m3.
Tùy thuộc việc lựa chọn cấp lọc cho
các nhà máy có thể sử dụng các thiết bị lọc bụi khác nhau, và chia thành 4 nhóm
cơ bản như sau:
- Phương pháp lọc bụi khô
- Phương pháp lọc bụi ướt
- Phương pháp lọc bụi tĩnh điện
- Phương pháp lọc bụi qua vách ngăn
3.1.1
PHƯƠNG PHÁP LỌC BỤI KHÔ:
Thiết bị lọc bụi ly tâm (cyclone)
v
Nguyên lý làm việc.
Thân cyclone có thân hình trụ, đáy
hình chóp.
Ống khí vào được bố trí theo thân
tiếp tuyến với thân cyclone .
Khí nhiễm bụi đưa vào phần trên của
cyclone thực hiện chuyển động xoắn ốc dịch chuyển xuống phía dưới và hình thành
dòng xoáy ngoài. Lúc đó, các hạt bụi dưới tác dụng của lực ly tâm, văn vào
thành cyclone. Tiến gần đến đáy chốt, dòng khí bắt đầu quay ngược trở lại, và
chuyển động lên trên hình thành dòng xoắn trong. Các hạt bụi văn đến thành,
dịch chuyển xuống phía dưới nhờ lực đẩy của dòng xoáy và trọng lực, từ đó bụi ra
khỏi cyclone qua ống xả bụi.
Vận tốc khí qua thiết bị lọc bụi ly
tâm khoảng 2.5-5.0 m/s
Thiết bị làm việc tốt khi vận tốc
khí cao và đường kính thiết bị nhỏ. Tuy nhiên, tăng vận tốc có thể dẫn đến việc
tăng khả năng cuộn bụi theo dòng khí và tăng trợ lực. Vì vậy, để tăng hiệu quả
thu hồi bụi, người ta thường giảm đường kính chứ không tăng vận tốc.
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
Ø Không có phần chuyển động.
Ø Có thể làm việc ở nhiệt độ cao.
Ø Thu hồi bụi ở dạng khô.
Ø Làm việc tốt ở áp suất cao.
Ø Chế độ đơn giản, giá thành rẻ.
Ø Hiệu quả không phụ thuộc vào sự
thay đổi nồng độ bụi trong khí thải.
|
Ø
Hiệu quả thấp đối với bụi có kích thước < 5 µg.
Ø
Không thể thu hồi bụi kết dính.
|
v
Nguyên lý làm việc :
Tại chỗ thắt của ống venturi có lắp vòi
phun nước. Khi dòng khí bụi được đẩy vào ống venturi với vận tốc 70-150 m/s đập
vào nước và làm vỡ nước thành các giọt cực nhỏ. Bụi trong dòng khí sẽ va đập
vào các giọt và bị đọng lại trên bề mặt giọt nước. Những giọt nước mang theo
bụi bị dòng khí chuyển động xoắn ốc trong thân hình trụ ép vào thành và chảy
xuống dưới, theo ống xả ra ngoài.
Thiết bị rửa khí venture có thể được chia
thành:
·
Loại
áp suất cao: ứng dụng để xử lý bụi có kích thướt vài µm (1-2 µm) và nhỏ hơn, có cột áp suất lớn đến
20.000-30.000N/m.
·
Loại
áp suất thấp: sử dụng để điều hòa, trở lực của chúng không vượt quá 500N/m.
Phương
pháp lọc bụi bằng thiết bị lọc bụi kiểu ướt có thể xem là đơn giản nhưng hiệu
quả cao.
Hình 3.1: Máy lọc bụi ướt
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
Ø Thiết bị gọn.
Ø Hiệu suất tách loại cao.
Ø Gía thành vận chuyển và bảo trì
thấp.
Ø Gía thành đầu tư thấp.
Ø Thích hợp cho việc xử lí nhiều
nguồn thải.
Ø Hấp thụ các khí độc
|
Ø Phần cặn rửa có thể gây ô nhiễm môi
trường.
Ø Ăn mòn thiết bị.
Ø Không hiệu quả với các dòng khí có
nhiệt độ cao.
Ø Cần phải xử lí chất lỏng rửa.
|
v
Cấu tạo của buồng lọc bụi tĩnh điện:
Hình
tháp tròn hay hình hộp chữ nhật bên trong có các tấm cực song song hoặc các dây
thếp gai.
Trong
các thiết bị lọc bụi tĩnh điện, khí được xử lí nhờ tác dụng của lực điện.
Trường
lực được tạo ra bởi hai điện cực:
·
Cực
âm (50.000V) quầng sáng để tích điện cho các hạt. Đó là các dây dẫn mảnh được
bố trí ở khoảng cách nhất định.
·
Cực
lắng (cực dương), có bề mặt rộng hơn.Hình dạng của chúng rất đa dạng: dạng
phẳng, dạng lưới tấm, dạng gợn song, dạng trụ, dạng lòng máng.
Các yêu
cầu cơ bản đối với các điện cực lắng là bền cơ bọc, cứng và có khả năng tách
bụi khi rụng, lắc.
Các hạt
bụi được tích điện và dưới tác dụng của trường điện chúng chuyển động đến gần
và lắng trên các bảng điện cực.
.
v Nguyên lí làm việc:
Dòng khí
được đưa vào lọc bụi qua các tấm phân khí. Khí được phân đều ra và đi vào
khoảng không gian giữa hai bản cực. Hệ thống bản cực này được cấp diện áp một
chiều để tạo ra từ trường mạnh làm ion hóa mãnh liệt khí. Các ion có xu hướng
di chuyển về các điện cức trái dấu. Dòng khí mang những hạt bụi đi vào không
gian giữa hai bản cực bị các ion bám dính lên mặt các hạt bụi (các hạt bụi
nhiễm điện) tích điện cho các hạt bụi, các hạt bụi tích điện sẽ di chuyển về
các điện cực trái dấu.
Lượng
bụi bám chủ yếu vào bảng cực dương (bảng cực lắng). Trên cực âm cũng có bụi bám
vào nhưng khong nhiều. Sau một thời gian (được cài đặt trước) hệ thống búa gõ
sẽ hoạt động gõ vào các điện cực làm rơi bụi. Bụi được lắng xuống các phễu hứng
ở đáy lọc và được tháo ra ngoài.
Thiết bị
lọc điện có thể xử lí bụi với kích thước trong khoảng 0.01-100 µm, ở nhiệt độ 400-500oC. Trở lực của thiết bị
khoảng 150 Pa.
Hiệu quả
lọc bụi khoảng 99% đối
với bụi có kích thước 0.5 µm và
giảm dần khi vận tốc khí tăng. Bụi có độ dẫn điện càng cao thì hiệu quả thu hồi
chúng trong thiết bị lọc điện càng lớn.
Ưu điểm
|
Nhược điểm
|
Ø Hiệu suất cao hơn hẳn các thiết bị.
Ø Có thể thu hồi bụi mịn, kích thướt
<1 µm.
Ø Có thể làm việc ở nhiệt độ cao (đến
350-400oC).
Ø Có thể xử lí khí thải có nồng độ
bụi cao.
Ø Chi phí vận hành và bảo trì thấp.
|
Ø Sử dụng nguồn điện cao áp 50-100
kV. Với điện áp cao như vậy thường xảy ra các hiện tượng phụ không mong muốn,
như là tạo ra khí NOX, ozone...
Ø Có thể gây nổ do tích tụ khí CO.
Ø Chi phí đầu tư cao.
|
Dòng khí
bụi đi qua vách ngăn xốp, các hạt bụi bị giữa lại, còn dòng khí đi xuyên qua
vách ngăn.
Các hạt
bụi tích tụ các trong lỗ xốp hoặc tạo thành lớp bụi trên bề mặt của vách ngăn,
sau đó chúng tạo thành môi trường lọc đối với các hạt bụi đến sau.
Tuy
nhiên, bụi tích tụ càng nhiều, làm cho kích thước lỗ xốp và độ dày của vách
ngăn càng giảm, vì vậy sau một thời gian làm việc nào đó cần phải có biện pháp
loại bỏ lớp bụi này ra. Như vậy, quá trình lọc bụi phải kết hợp với quá trình
phục hồi vật liệu lọc.
Phụ thuộc vào chức năng và nồng độ bụi vào, thiết
bị loại này được chia làm ba loại:
·
Thiết bị tinh lọc (hiệu quả cao): dùng để thu hồi
bụi cực nhỏ với hiệu suất cao(>99%) với nồng độ đầu vào thấp (<1mg/m3),
vận tốc lọc <10 cm/s. Thiết bị này được ứng dụng để thu hồi bụi độc hại đặc
biệt, cũng như để siêu lọc không khí. Vật liệu lọc không được phục hồi.
·
Thiết bị lọc không khí được sử dụng trong hệ thống
thông khí và điều hòa không khí. Chúng được dùng để lọc khí có nồng độ bụi nhỏ
hơn 50 mg/m3, vận tốc lọc 2.5-3m/s. Vật liệu lọc có thể được phục
hồi hoặc không phục hồi.
·
Thiết bị lọc công nghiệp ( vải, hạt, sợi thô): được
sử dụng để làm sạch khí công nghiệp có nồng độ bụi đến 60 g/m3 với
kích thướt hạt lớn hơn 0.5
µm, vật liệu
lọc thường được phục hồi.
THIẾT BỊ LỌC VẢI
v Nguyên lí làm việc:
Lưới lọc gồm nhiều túi vải dệt từ các loại sợi lồng
vào khung lưới thép để bảo vệ. Khi qua ống vải, những hạt bụi bám vào bề mặt
trong vủa ống vải còn khí sạch đi ra không gian giữa các ống vải và sau đó đi
vào ống gom khí sạch.
Là dạng thiết bị phổ biến nhất. Đa số thiết bị lọc
vải có vật liệu lọc dạng tay áo hình trụ được giữ chặt trên lưới ống và được
trang bị cơ cấu giữ bụi (thiết bị lọc bụi tay áo). Đường kính tay áo khoảng
120-300 mm và chiều dài 2.200-3000mm. Tỷ lệ chiều dài và đường kính tay áo
khoảng (16-20).
Hình 3.2: Thiết bị lọc vải
VẬT LIỆU LỌC
Vật liệu lọc phải thỏa mãn các yêu cầu:
·
Khả năng chứa bụi cao, và ngay sau khi phục hồi vẫn
bảo đảm hiệu quả lọc bụi cao.
·
Giữ được khả năng cho khí xuên qua tối ưu.
·
Độ bềm cơ học cao khi nhiệt độ cao và môi trường ăn
mòn.
·
Có khả năng phục hồi.
·
Gía thành rẻ.
Trên thực tế, các vật liệu lọc không thể thỏa mãn
hết các tính chất trên, do vậy trong từng điều kiện cụ thể cần lựa chọn chúng
cho phù hợp.
Vật liệu lọc phổ biến nhất là vải bông, len, vải
tổng hợp và vải thủy tinh.
·
Vải bông: tính lọc tốt, giá thành thấp nhưng không
bền hóa học và nhiệt, dễ cháy và chứa ẩm cao.
·
Vải len: khả năng cho khí xuyên qúa lớn, đảm bảo độ
sạch ổn định và dễ phục hồi nhưng không bền hóa và nhiệt (<90o),
giá cao hơn vải bông.
·
Vải tổng hợp: bền nhiệt và hóa, giá thành rẻ hơn hai
loại vải trên. Bền trong môi trường axit, kém bền trong môi trường kiềm.
·
Vải thủy tinh: bền ở nhiệt độ 150-350oC.
Được chế tạo từ thủy tinh nhôm silicat không kiềm hoặc thủy tinh magezit.
ƯU ĐIỂM
|
NHƯỢC ĐIỂM
|
Ø Có khả năng lọc được bụi tinh. Hiệu
quả rất cao, có thể lên đến 89-99%. Gía thấp.
Ø Có thể phục hồi vật liệu lọc một
cách dễ dàng.
Ø Có thể lựa chọn vật liệu lọc tùy
theo tính chất của bụi, chọn vật liệu lọc có độ bền cơ học cao khi nhiệt độ
cao và môi trường ăn mòn.
|
Ø Khả năng chịu nhiệt thấp hơn thiết
bị cyclone.
Ø Tốn năng lượng giữ bụi. Phải hoàn
lưu định kỳ vật liệu loc.
Ø Không hiệu quả cao đối với bụi có
tính kết dính cao.
Ø Cấu tạo hơi phức tạp, nhiều đơn
nguyên.
|
Tổ chức
về dây chuyền sản xuất hợp lý:
Đường
vận chuyển các nguyên liệu, bán thành phẩm, thành phẩm mang bụi phải bố trí riêng biệt để tránh tình trạng tung
bụi vào môi trường sản xuất nói chung và ở các khu vực gián tiếp. Tổ chức tốt
tưới ẩm mặt đường khi trời nắng gió, hanh khô.
Bố trí
các xí nghiệp, xưởng gia công,…phát ra nhiều bụi, xa khu dân cư, các khu vực
nhà ở. Công trình nhà ăn, nhà trẻ đều phải bố trí xa nơi sản xuất phát sinh ra.
Bố trí
nơi làm việc gọn gàng, ngăn nắp. Làm vệ sinh mặt bằng sản xuất thường xuyên.
Tổ chức
các lớp về vệ sinh an toàn lao động cho người sử dụng lao động và người lao
động, thường xuyên kiểm tra môi trường lao động. Đo nồng độ bụi, đặc biệt là
nồng độ bụi hô hấp.
3.3
TRANG BỊ PHÒNG HỘ CÁ NHÂN
Hình 3.3: Dùng khẩu trang, mặt nạ hô hấp,bình thở, kính đeo mắt,mũi, miệng
Hình 3.4: Khẩu trang chống bụi 3M
9031-9033 dành cho người đi đường.
Đây là loại khẩu trang được ứng dụng công nghệ tiên tiến với
màng lọc có các sợi tích điện, vừa giúp lọc tối thiểu
90% các hạt bụi có kích thước rất nhỏ, từ 0,3 micromet, vừa giúp cho việc hít
thở dễ dàng và thoải mái hơn.
Thanh kim loại đa năng trên mũi giúp dễ dàng điều chỉnh khẩu trang cho vừa khít
với khuôn mặt, bảo vệ hô hấp trong môi trường
ô nhiễm bụi.
Khám tuyển nhằm loại
trừ những người mắc bệnh đường hô hấp, từ đó hạn chế làm việc trong môi trường
có nhiều bụi.
Khám và kiểm tra sức
khỏe định kì, phát hiện sớm để dễ chữa trị phục hồi sức khỏe lao động .
Chế độ ăn uống hợp
lý.
KẾT LUẬN
Qua quá trình thảo
luận và tìm hiểu nhóm chúng tôi đã xác định được lợi ích, tác hại của bụi cũng
như nguyên nhân chủ yếu gây ra bụi là do hoạt động nhân tạo trong quá trình sản
xuất công nghiệp, nông nghiệp, giao thông vận tải, sinh hoạt của con người.
Và chúng ta cũng
hiểu rằng môi trường không khí một khi bị ô nhiễm thì việc xử lý sẽ hết sức khó khăn tốn nhiều công sức vì vậy
thông qua bài tiểu luận này chúng tôi mong muốn đưa ra cái nhìn tổng quát về
tình trạng ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam trong quá trình xây dựng và
phát triển đất nước từ đó nhấn lên hồi chuông cảnh báo đối với các nhà chức
trách buộc họ phải tìm ra nhiều biện pháp ngăn chặn suy thoái môi trường nói
chung và đô thị nói riêng. Đồng thời mỗi
người dân chúng ta phải có ý thức bảo vệ môi trường cùng thực hiện hóa những
chủ trương của Đảng “bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn Đảng toàn Dân để
hướng tới xây dựng một môi trường văn minh, hiện đại, xanh, sạch, đẹp”.
IV.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Phạm
Ngọc Hồ -Đồng Kim Loan – Trịnh
Thị Thanh –Gíao Trình Cơ Sở Môi
Trường Không Khí.NXB Giáo dục.
2.
Thạc
sĩ Nguyễn Trần Hương Giang-Bài giảng
công nghệ môi trường.
3.
Bài
giảng hóa môi trường- Thầy Phạm Lê Nhân.